Ngày nay Internet ngày càng phát triển rộng rãi, con người ngày càng tiếp cận dễ dàng đến công nghệ. Và thế là Digital Marketing (Marketing kỹ thuật số) ra đời để bắt kịp thời đại, bên cạnh Marketing truyền thống mà chúng ta nhìn thấy ở bên ngoài. Cũng vì thế người làm marketing ngày càng cố gắng trong việc thích nghi với công nghệ hiện đại.
Digital Marketing cũng có những thuật ngữ rất riêng của nó. Nếu bạn là người làm về Digital Marketing hay bạn có sự quan tâm rất đặt biệt với Digital Marketing, bạn cần phải nắm vững các thuật ngữ này.
Các thuật ngữ thông dụng
1. Affiliate Marketing: Affiliate marketing là hình thức Tiếp thị qua đại lý, là hình thức một Website liên kết với các site khác (đại lý để bán sản phẩm/dịch vụ. Các Website đại lý sẽ được hưởng phần trăm dựa trên doanh số bán được hoặc số khách hàng chuyển tới cho Website gốc. Amazon.com là công ty đầu tiên đã thực hiện chương trình Affiliate Marketing và sau đó đã có hàng trăm công ty (Google, Yahoo, Paypal, Clickbank, Chitika, Infolinks, Godaddy, Hostgator&hellip áp dụng hình thức này để tăng doanh số bán hàng online trên mạng.
2. Backlinks: Những liên kết được trỏ tới Website của bạn từ những Website bên ngoài.
3. Banner: nếu bạn vào website và thấy một ảnh cực bắt mắt với các thông tin như khuyến mãi, ưu đãi, tin tức hot thì đó được gọi là banner. Nó có thể ở dạng tĩnh hoặc động và dùng như một công cụ quảng cáo.
4. Booking: ám chỉ đăng bài PR hoặc đăng quảng cáo trên các trang báo điện tử. Hoặc trang mạng có lượng khách truy cập khổng lồ.
5. Content – Content Marketing (tiếp thị nội dung): thông điệp hay nội dung quảng cáo hay được dùng để quảng cáo, hay truyền tải đến khách hàng nhằm đạt được mục đích đã được định ra sẵn.
6. Click: Chắc bạn cũng biết rồi. Nhưng với Digital Marketing, click xảy ra khi có khách hàng tiềm năng click vào bài viết của bạn.
7. CPC – Cost Per Click: đây là hình thức tính phí quảng cáo dựa trên mỗi lần nhấp chuột vào quảng cáo. CPC là hình thức phổ biến nhất trong quảng cáo trực tuyến.
8. Forum Seeding: đây là một hình thức quảng bá sản phẩm/dịch vụ phổ biến trên các diễn đàn, forum. Người thực hiện sẽ vào các topic để comment hoặc tạo topic. Nhằm kích thích, lôi kéo thành viên vào bình luận, đánh giá về sản phẩm/dịch vụ.
9. Google Adwords: Chương trình quảng cáo của Google dựa trên nguyên tắc trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột.
10. Google Adsense: nếu bạn vào một website và thấy các banner quảng cáo ở một góc nào đấy thì đó chính là Adsense. Đây là chương trình cho phép người sở hữu/xuất bản website (gọi là publisher) tham qua vào mạng quảng cáo của Google Adwords. Được đăng quảng cáo của Google trên website. Mỗi khi có người truy cập vào website đó và click hoặc xem quảng cáo thì chủ website sẽ nhận được tiền.
11. Google Analytics: một công cụ miễn phi của Google cho phép cài đặt vào website. Để theo dõi các chỉ số về website, về lượng người truy cập và các thông tin liên quan khác. Nhằm đánh giá tình trạng và hiệu suất website.
12. Googlebot: Là một công cụ của Google (tạm gọi là một con robot) có nhiệm vụ len lỏi trên mạng và lấy thông tin về các website đưa về cho Google. Nếu một người chủ website muốn hướng dẫn cách thức lấy thông tin của website mình cho Googlebot thì họ nên để các chỉ dẩn trong tập tin robots.txt.
13. Hyperlinks: Siêu liên kết - là những văn bản hay hình ảnh có chứa những liên kết phía dưới mà khi nhấp chuột vào thì sẽ chuyển người dùng đến một trang web khác.
14. Keyword: Từ khóa- Một từ hoặc cụm từ được gõ trên công cụ tìm kiếm, từ đó công cụ tìm kiếm có thể trả về các kết quả tương ứng.
15. Landing page: Một trang nội dung trên website nơi người truy cập đến khi nhắp vào mẫu quảng cáo của bạn. Địa chỉ web của trang này thường được gọi là "URL đích đến"
16. Meta description (Thẻ mô tả): là một thẻ trong ngôn ngữ HTML có định dạng <meta name="description" content="">, có tác dụng mô tả tóm tắt nội dung trang web, thẻ mô tả nên dài khoản 166 ký tự.
17. SEO (Search Engine Optimsation): Công việc tối ưu hóa Website, làm cho Website trở nên thân thiện với công cụ tìm kiếm và người dùng
18. Title Tag: Thẻ tiêu đề - là một thẻ trong ngôn ngữ HTML có định dạng <title>[tiêu đề]</title>, cho người dùng biết được tiêu đề của trang web hiện tại, cũng như thông báo cho bộ máy tìm kiếm nội dung của trang web. Nó hiển thị trên phần cao nhất của trình duyệt web và trong kết quả tìm kiếm của bộ máy tìm kiếm. Thẻ tiêu đề có vai trò quan trọng trong công việc tối ưu hóa website. Tiêu đề nên có tối đa 66 ký tự.
19. URL (Uniform Resource Locator): là địa chỉ duy nhất, để xác định vị trí các trang Web, địa chỉ Email hay tập tin trên máy chủ
20. Absolute URL: Một địa chỉ URL cung cấp đường dẫn đến một trang văn bản nào đó, bao gồm phần đầu http://www.
21. Visits: Nếu một người không làm gì trên website của bạn trong 30p hoặc nhiều hơn, sau đó họ quay lại để tương tác trên website bạn thì được tính là 1 lần truy cập mới, Nếu một người rời đi và quay lại website trong vòng 30p thì vẫn được tính là 1 lần truy cập
22. Web browser: Trình duyệt web - những phần mềm dùng để duyệt web. Nó có tác dụng biên dịch ngôn ngữ HTML ra thành văn bản, hình ảnh, âm thanh cho người dùng có thể hiểu. Các trình duyệt phổ biến là Internet Explore, Firefox, Chrome, Safari
Vậy bạn biết sự cần thiết của Digital Marketing chưa?
Digital Marketing ra đời từ sự đi lên của công nghệ và Internet. Internet càng phát triển và tiếp cận, Digital Marketing ngày càng có chỗ đứng hơn trong ngành Marketing nói chung. Với việc con người tiếp cận Internet dễ dàng hơn, thì việc Marketing sẽ ngày càng hiệu quả và tất nhiên rồi, lợi nhuận sẽ cao hơn.
Mặc khác, các công ty lớn nhỏ khác nhau tuyển các nhân lục về Digital Marketing ngày càng nhiều do sự phát triển của nó. Nhưng "cầu nhiều hơn cung" tuyển nhiều là vậy, nhưng nguồn lực lại không đủ cho những nhu cầu đó. Nếu bạn là người đam mê về Digital Marketing, đó chẳng phải là cơ hội để tiếp cận với một môi trường nhộn nhịp vui tươi và rất thú vị này sao?
Mình hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét