Các công cụ hỗ trợ Seo
Trên thị trường hiện nay, đã có rất nhiều công cụ được phát triển để hỗ trợ cho công việc SEO cũng như hỗ trợ cho những người làm SEO. Để giúp cho các bạn thuận tiện hơn công việc những như tăng thêm hiệu quả, khóa học SEO website tại Hải Phòng của chúng tôi xin tổng hợp các công cụ hỗ trợ SEO.
Đầu tiên, đó chính là công cụ kiểm tra Onpage
Woorank.com
Cách sử dụng Woorank để kiểm tra SEO Onpage:
• Bước 2: Bạn sẽ thấy 1 khung có dòng chữ Try it for Free ngay bên dưới dòng chữ Instant Website Review, bạn sẽ điền URL website của bạn vào đó. Và công việc tiếp theo là bạn chỉ việc vài giây để công cụ kiểm tra thông tin.
• Bước 3: Sau khi Woorank.com kiểm tra các thông tin từ website của bạn, bạn sẽ nhận được 1 kết quả là điểm số website đó theo sự đánh giá của Woorank, thông thường với kết quả 50 điểm thì website của bạn đã có thể vận hành. Nhưng nếu dưới 50 điểm, thì bạn cần xem lại các tiêu chí chuẩn SEO để chỉnh sửa và hoàn thiện website của mình.
1 vài lưu ý nho nhỏ trong quá trình bạn sử dụng công cụ này:
• Trong phần kết quả, bạn nên chú ý ở mục SEO, vì đây là 1 mục khá quan trọng đối với website của bạn, nếu như kết quả ở mục này là đẩy đủ thì xem như website của bạn đã đi đúng hướng rồi nhé.
• Bạn có thể tiếp tục kiểm tra các tiêu chí khác trong cột bên trái, đối với những mục bị lỗi sẽ có hướng dẫn để bạn có thể khắc phục các lỗi đó.
Các yếu tố cần chú ý trong công cụ Woorank
• WWW Resole: giúp chuyển đổi giữa Redicrect Non-www sang WWW và ngược lại.
• URL Rewrite: chuyển URL sang dạng chữ như: http://abc.com/su-dung-woorank.html
• txt: điều hướng và cho phép Goolge index dữ liệu nào trong web của bạn với cài đặt file Robots.
• xml: giúp công việc truy vấn dễ dàng hơn với tạo bản đồ Spider Google.
• Title, Description, Keyword: những tiêu chí này phải có và phải riêng biệt cho từng trang cụ thể.
• Heading: ở từng trang bắt buộc phải có ít nhất 1 thẻ H1, và có sự linh hoạt giữa các thẻ H2, H3, H4.
• Image: để Bots của Google có thể hiểu được nội dung hình ảnh của bạn, thì bạn cần phải có thẻ Alt trong thẻ <img>, tốt nhất phải có nội dung cụ thể, bạn có thể lấy tiêu đề bài post hoặc tên sản phẩm để gán vào thẻ này.
• Flash: bạn nên hạn chế dùng Flash và file hình ảnh đuôi PNG, nên dùng hình ảnh đuôi Gif hoặc JPG.
• 404 Error Page: trong website của bạn, nên có 1 thiết kế dành cho trang 404, nội dung trang đó bao gồm những thông tin liên quan đến website của bạn, có trang 404 này sẽ giúp bạn tránh việc bị mất đi các khách hàng mới và cũ.
• Page Size, Load Time: người dùng thường không thích dành thời gian của mình cho việc đợi các page load thông tin nên hãy cố gắng tối ưu sao cho Website của mình nhẹ nhất. Bạn có thể tham khảo trình tự sau: File JS ở cuối, CSS ở trên, cho 1 file CSS riêng, có thể là Link out.
• W3C: ở mục này, bạn càng sửa dược nhiều lỗi sẽ càng tốt.
• Speed Tips: ưu tiên cho Gzip, hạn chế file JS, CSS nếu như bạn thấy không cần thiết. Vì 2 file này sẽ làm chậm tốc độ load website của bạn.
• Traffic from Backlink: bạn cũng cần để ý đến lưu lượng truy cập từ backlink của mình.
Công cụ hỗ trợ SEO và chỉnh sửa trong quá trình SEO
Công cụ hỗ trợ SEO Doctor Tool
Với mục đích kiểm tra và phân tích từng bài viết 1 trong website thì công cụ SEO Doctor chính là công cụ tốt nhất dành cho bạn. Ưu điểm của công cụ này là nó sẽ đưa ra các tiêu chí để bạn chỉnh sửa phù hợp với các tiêu chí đó. Hoàn toàn miễn phí, cài đặt và sử dụng dễ dàng là điều khiến SEO Doctor trở thành 1 công cụ thân thuộc với những người làm SEO.
Hướng dẫn cài đặt Tool SEO Doctor
• Vào Menu Tool của trình duyệt (firefox): Tools/ Add-ons.
• Sau đó gõ keyword SEO Doctor. Và click chọn Install.
• Cuối cùng, bạn chỉ cần khởi động lại trình duyệt là xong.
Sau khi hoàn thành các thao tác trên, bạn tắt và khởi động lại trình duyêt(firefox) của mình, nhìn ở khung địa chỉ bạn sẽ lấy 1 lá cờ như trong hình.
Khi bạn click chuột vào hình lá cờ (SEO Doctor), kết quả trả về sẽ là 1 bảng có nội dung như sau:
Một số tiêu chuẩn các bạn cần quan tâm
Chỉ với 1 bức hình thì Bots của Google chắc chắn sẽ không bao giờ có thể hiểu được nội dung hình ảnh mà bạn muốn truyền tải đến với người đọc. Nên muốn Google hiểu được hình ảnh thì bạn cần phải có 1 thẻ thuộc tính ALT dùng để mô tả hình ảnh đó. Các bạn có thể tham khảo thêm tại mục tối ưu Onpage phần tối ưu hình ảnh chuẩn SEO.
2. Tiêu chuẩn Web Analytics
Google Analytics là 1 công cụ do Google phát triển và hoàn toàn miễn phí. Công cụ này cho phép bạn chèn vào website nhằm theo dõi và lưu giữ các số liệu về lưu lượng truy cập theo giờ, ngày… Đối với các SEOer website thì đây là công cụ họ cài đặt đầu tiên cho website của mình. Các bạn có thể xem thêm tại mục Tối ưu Onpage phần Google Analytics.
3. Tiêu chuẩn H1 Tag
Trong các thẻ Heading thì H1 tương đối quan trọng. Vì vậy, chúng ta thường phải để thẻ H1 là tên tiêu đề của mỗi trang. Lưu ý mỗi trang chỉ cần có duy nhất 1 thẻ H1 chứa từ khóa trong đó mà thôi. Các bạn có thể xem thêm tại mục Tối ưu Onpage phần 2.
4. Tiêu chuẩn H2 tag
Thẻ H2 cũng nằm trong các thẻ Heading. Thẻ này yêu cầu không khắc khe như thẻ H1. Bạn có thể có trên 1 thẻ H2 trong bài viết của mình, và từ khóa bắt buộc phải nằm trong các thẻ này. Thông thường các SEOer sẽ dùng đến thẻ H3, yêu cầu đối với thẻ H3 cũng giống với thẻ H2.
Các thẻ H2, H3 sẽ được dùng trong nội dung bài viết nhiều hơn với các tiêu đề con trong mỗi nội dung. Với những thẻ Heading trong trang, bạn nên đưa từ khóa cần SEO vào nội dung thẻ Heading.
5. Tiêu chuẩn Number of Links
SEO Doctor sẽ hiển thị cảnh báo nếu như website của bạn có trên 100 liên kết. Để tối ưu hóa tốt website của mình, bạn cần phải chú ý đến mục này. Bạn nên kiểm tra kĩ càng đối với các link đi tới trang website ngoài hệ thống, khi thấy liên kết các trang website không đáng tin cậy thì cần phải gỡ bỏ ra khỏi website mình ngay lập tức.
6. Tiêu chuẩn Loading Time
Tiêu chuẩn này tương đối quan trọng đối với SEO, hosting của bạn sẽ quyết định thời gian tải website của bạn. Bạn cần kiểm tra thường xuyên về tình trạng và lưu lượng còn lại trong hosting của mình. Nếu bạn thấy hosting đầy hoặc băng thông đã hết hạn thì bạn cần khắc phục ngay lập tức.
Lưu ý: cho dù website của bạn đã nằm trong Top của Google rồi, nhưng nếu thời gian tải website quá lâu cũng sẽ khiến khách hàng cảm thấy không thoải mái và họ sẽ không ngần ngại thoát khỏi trang của bạn.
7. Tiêu chuẩn Meta Description
Khi kết quả website của bạn xuất hiện trên Google, thì đây chính là tiêu chuẩn đánh giá của khách hàng dành cho bạn, họ sẽ xem phần miêu tả website và đánh giá độ tin cậy website của bạn. Các bạn có thể xem thêm tại mục tối ưu Onpage phần 1-B (Thẻ mô tả Description)
8. Tiêu chuẩn Page Indexable
Tiêu chí này website của bạn nên có file robot.txt và thẻ meta trong <head>
<meta name=”robots” content=”index, follow” />
Tiêu chuẩn Page Rank Flow
Đối với phần tiêu chuẩn này, bạn để trên 50% để đạt được kết quả tốt.
9. Tiêu chuẩn SEO Friendly URL
Trong SEO thì URL cũng là 1 tiêu chí có sức ảnh hưởng tới hiệu quả công việc SEO, với những URL có chứa từ khóa sẽ dược ưu tiên hơn tất cả. Khi tạo địa chỉ cho website, bạn hãy cố gắng tạo URL có dạng như cây thư mục trong Windows. Các bạn có thể tham khảo thêm tại mục tối ưu Onpage phần 1-c (Tối ưu đường dẫn URL).
10. Tiêu chuẩn Title Tag
Các bạn xem thêm tại mục tối ưu Onpage phần 1-a (Tối ưu thẻ tiêu đề Title).
11. Tiêu chuẩn Inbound Links
Đối với tiêu chuẩn này, SEO Doctor yêu cầu bạn cần phải có Yahoo API.
Đó là 1 tiêu chuẩn các bạn cần lưu ý đối với SEO Doctor, bạn hoàn toàn có thể dựa theo đánh giá của các tiêu chí mà thực hiện tốt được công việc tối ưu hóa website của mình. 95% là số điểm bạn cần để đạt, nhưng nếu có thể, hãy cố gắng đặt mục tiêu đạt 100% nhé.
Công cụ kiểm tra Offpage: Ahrefs
Ahrefs.com hỗ trợ bạn trong việc kiểm tra và phân tích Backlink của bất kì 1 website nào. Như vậy, với công cụ này, các SEOer có thể kiểm tra và phân tích Backlink của bất kì đối thủ cạnh tranh một cách khá nhanh và chi tiết.
Sau đây là 1 số tính năng của Ahrefs.com
- Ahrefs Domain Rank: Domain Rank dung để chỉ ra mức độ uy tín của tên miền, dựa trên số lượng và chất lượng Backlink cho đến tất cả các trang web trên website của bạn. Do đó Domain có thứ hạng càng cao thì độ tin tưởng càng lớn, vì vậy bạn hãy tìm Domain cũ hoặc những Domain lâu năm thì thường sẽ có độ tin tưởng cao hơn.
- Backlink: Chính là số lượng backlink trả về cho Website của bạn.
Để hiểu rõ hơn các công cụ trên, mời bạn xem thêm hướng dẫn bằng Video về Công cụ hỗ trợ Woorank, SEO Doctor, Ahrefs – MOA 09: https://goo.gl/auURuW của khóa học SEO website tại Hải Phòng.
Xem thêm Hướng dẫn học seo web cơ bản
Xem thêm thông tin tại:
Học Viện MOA: Chuyên Đào Tạo Marketing Online "Cầm Tay Chỉ Việc"
Địa chỉ: 02 Trương Quốc Dung, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM
Hotline 1: 091 388 13 43
Hotline 2: 0903 488 343
0 nhận xét:
Đăng nhận xét